Review Người đua diều – Câu chuyện xúc động về tình bạn


Bạn nghĩ thế nào khi nhắc đến Afghanistan? Là nơi sống trong sợ hãi vì bom đạn? Hay một đất nước của những người hồi giáo cuồng tín? Còn với tôi, khi nhắc đến Afghanistan thì là hiện lên là những hình ảnh của một đất nước ấm áp tình người. Mọi điều thể hiện qua ngòi bút của Khled Hosseini khi đọc sách Người đua diều.

Xuyên suốt cả cuốn sách là một khúc ca về tình bạn khác thường, về một mối quan hệ mong manh giữa cha và con, giữa con người và thần thánh, giữa cá nhân và đất nước. Tất cả những mối quan hệ đó đều được dựa trên những điều vô cùng giản dị và nồng ấm. Ấy chính là huyết thống và sự thủy chung. Cuốn sách cũng là bài học cho những ai đã từng mắc sai lầm nhận ra lỗi của họ để quay về con đường đúng đắn. ” Luôn có một con đường để tốt lành trở lại”

Toàn bộ câu chuyện là lời tự thuật của nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan về câu chuyện những tháng năm tuổi thơ đầy những niềm vui cũng như những lỗi lầm, về những ngày tháng trôi dạt ở nơi đất khách quê người. Và cả cuộc hành trình trở lại đất mẹ để chuộc lại những lỗi lầm của bản thân và cho cả người cha đã quá cố của Amir trong cái nền đau thương và đổ nát của một đất nước Afghanistan hơn một phần tư thế kỷ phải sống trong chiến tranh, chết chóc và tàn tích. Chính những điều đó đã khiến những người đọc sách như tôi vô cùng bị cuốn hút.

=> Đọc nhiều sách hơn tại: https://waka.vn/

Mở đầu bằng tuổi thơ của hai người bạn đã trôi qua bình thản, an yên, cuộc đời không phải luôn là những gì chúng ta mong muốn.  Amir và Hassan là bạn từ thời tấm bé những những khác biệt về thân phận, về chủng tộc luôn khiến cho họ có những khoảng cách. Xuất thân trong gia đình nhà giàu, quen được hầu hạ và phục vụ và có sở thích đọc sách nhưng Amir lại luôn khát khao có tình yêu cháy bỏng của cha, luôn cảm thấy ghen tỵ với sự quan tâm mà cha cậu dành cho Hassan. Do đó mùa đông năm 1975 là lần cuối cùng Amir nhìn thấy Hassan cười.

Review Người đua diều
         Review Người đua diều

Cũng vào mùa đông năm 1975 là lần đầu tiên tác giả gài hình ảnh cánh diều và cuộc đua diều vào tác phẩm, đó chính là bước ngoặt của cả câu chuyện. Chính cánh diều năm ấy là niềm hy vọng lớn lao nhất của Amir để dành được tình yêu tha thiết gắn bó của cha mình. Nhưng ở đời này mà nói. Tình thương khi bị giành giật thì luôn phải trả giá. Và cái giá phải trả của Amir quá lớn- đó chính là người bạn thân thiết của đời cậu. Nấp sau bức tường chứng kiến Hassan bị nhục mạ nhưng vì hèn nhát và vì suy nghĩ “cậu ấy không phải bạn mình” nên Amir đã không dám đứng ra bảo vệ Hassan.Thậm chí còn biến cậu thành kẻ gian dối khi bịa chuyện nhằm đuổi cha con Hassan ra khỏi nhà để cậu không còn dằn mặt, đối diện với lương tâm nữa.

Song suốt những ngày tháng sang Mỹ cư trú cùng bố, cái bí mật đó mãi đeo đẳng Amir, mãi ám ảnh cậu về cái lối nhỏ hoang vắng suốt 26 năm. Và  Amir đã phải trả giá cho những lỗi lầm ấy suốt phần đời còn lại. Kể cả khi mà anh đang sống sung túc bên Mỹ, hay khi tìm được mái ấm riêng cho mình. Hay là cả khi anh thực hiện mơ ước trở thành nhà văn do ngày bé thích đọc sách cho Hassan nghe. Và chính những điều đó đã chỉ đường cho Amir đi gột sạch lỗi lầm. Đó là việc anh trở lại Afghanista để cứu con trai của Hassan dưới tay bọn Taliban.

Có một chi tiết, đúng ra là một hành động, trở đi trở lại, xen kẽ giữa những hồi ức của Amir, khiến cho người đọc sách ngay cả khi gập trang sách cuối cùng lại, cũng không thôi ám ảnh.

Thàm khảo thêm sách văn học tại đây: http://sachvanhoc.vn/

Câu chuyện phơi bày sự khắc nghiệt, tàn bạo, man rợ của chiến tranh tại Afghanistan. Nhưng đó cũng là bức tranh nhiều màu sắc về phong tục, văn hoá và xã hội tại đất nước khốn khổ này.

Nhưng trên hết đó là lòng bao dung phi thường. Nâng đỡ mọi hoàn cảnh ngặt nghèo của tác phẩm.

 

 

 

Comments

comments