Kỳ án ánh trăng – Tiểu thuyết trinh thám hay ngôn tình kinh dị?


Ở tại Đại học Y ở số 2 Giang Kinh đã mười hai năm cứ vào mỗi nửa đêm ngày 16 tháng Sáu là như thường lệ lại có một nữ sinh trèo lên của phòng 405 và lao đầu xuống sân. Chính những tình tiết như vậy đã đưa mình đến với Kỳ án ánh trăng dù mình không phải là fan của truyện trinh thám. Nhưng vì muốn tìm hiểu lí do tại sao lại có chuyện xảy ra như vậy nên mình đã không ngần ngại dành cả một ngày đọc cuốn sách này.

Điều làm mình ấn tượng nhất ở đó chính là tác giả lấy ý tưởng ánh trăng làm bi kịch của câu truyện. Bởi có lẽ không chỉ với mình mà tất cả mọi người đều đặc biệt thích ánh trăng vì sự dịu dàng và bình yên của nó đem lại. Nhưng trong Kỳ án ánh trăng thì tất cả mọi bi kịch của các vụ án mạng đều bắt nguồn từ ánh trăng. Trước khi những nữ sinh này chết họ đều lầm bẩm rằng:” Ánh trăng là gì? ”

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết chính là cô gái Tiều Hinh, một cô gái dám gan dạ điều tra vụ án phòng 405 để cứu chính mình thoát khỏi lời nguyền tự nhảy lầu ngày 16 tháng 6.  Và người bạn trai của cô là Tạ Tốn luôn xuất hiện để giúp đỡ cô tìm ra lời giải đáp. Ấy vậy mà Tạ Tốn lại chính là hồn ma của Tiêu Nhiên. Đó là một chàng trai tài hoa nhưng lại bị người khác hãm hại và rơi từ trên cao xuống ngày 16 tháng 6 năm 1967 cùng với chính người bạn của mình là Trịnh Kinh Tùng.

Trịnh Kinh Tùng tuổi còn trẻ lại đang ở điểm sáng của sự nghiệp lại bị chết oan uổng nên anh luôn mong muốn có người điều tra được ra rõ chân tướng sự việc và giải oan cho anh. Chính vì đó mà linh hồn của anh đã gây ra một loạt vụ án nữ sinh tự tử. Và Diệp Hinh không muốn bị chết oan nên đã gan dạ tìm ra chân tướng sự việc. Chính sự kiên cường và gan góc đó đã là cho Tiêu Nhiên có tình cảm với cô. Và anh dùng chút năng lực ít ỏi của mình để bảo vệ Diệp Hinh trước lời nguyền của Trịnh Kinh Tùng. Và cuối cùng Diệp Hinh cũng đã tìm ra kẻ hãm hại hai chàng trai ấy chính là Lục Bỉnh Thành – kẻ theo đuổi bạn gái của Tiêu Nhiên.

Review Kỳ án ánh trăng
Review Kỳ án ánh trăng

Mang tựa đề là một tác phẩm trinh thám nhưng ẩn sâu bên trong tác phẩm còn là tình cảm nam nữ vô cùng là thiêng liêng. Tình yêu là tình cảm vô cùng mãnh liệt và vì đó mà con người ta có thể dễ dàng chấp nhận hy sinh mọi thứ. Không cần phải là trong ngôn tình và ngay cả truyện trinh thám hay kinh dị chúng ta cũng có thể cảm nhận được. Như trong chính tác phẩm này, mở màn đã là những diễn biến vô cùng đáng sợ và kì bí nhưng chất chứa sâu trong đó chúng ta lại nhận thấy được mạch tình cảm của những nhân vật chính.

Diệp Hinh trong Kỳ án ánh trăng đương nhiên khi được Tiêu Nhiên bảo vệ sẽ thoát khỏi “lời nguyền” ngày 16 tháng Sáu đó nhưng cô lại bị mắc chứng u não. Tưởng chừng như không thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần vậy mà Tiêu Nhiên đã quyết định sẽ hy sinh tất cả vì cô, anh ra đi mang theo chính căn bệnh của Diệp Hinh. Đó chính là một điểm sáng rực của cả cuốn tiểu thuyết.

Cuốn tiểu thuyết trinh thám xuất sắc của Quỷ Cổ Nữ đã đưa độc giả đi từ cung bậc cảm xúc này tới cung bậc cảm xúc nuối tiếc có, hụt hẫng có và có cả những hy vọng và niềm tin. Tác phẩm cũng chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa không khí u ám cùng với những bức màn tội ác của con người. Đúng như ông già gù trong nhà giải phẫu đã từng mắng các cô nữ sinh: ” Xưa nay kẻ gây lắm tội ác là người, chứ không phải là ma.”

Một điều đặc biệt mà mình rất ngưỡng mộ đó là việc Quỷ Cổ Nữ đã khéo léo đan cài nỗi đau về cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc lúc bấy giờ vào hành trình giải lời nguyền của Diệp Hinh. Bởi lúc đó cách mạng văn hóa đã tạo ra một Trung Quốc thế hệ mới mất mát. Qua những chi tiết trong truyện chúng ta cũng có thể nhìn thấy được những năm tháng bi thương của Trung Quốc.

Qua Kỳ án ánh trăng chúng ta cũng có thể phần nào hiểu được ma vốn dĩ vẫn không thể đáng sợ bằng con người. Mỗi trang sách đều là một bí ẩn đối với độc giả.

 

 

Comments

comments


Like it? Share with your friends!

1