Review ‘Kẻ móc túi’ – một trong 3 truyện ngắn trinh thám hay nhất của Nakamura Fuminori.


Với bối cảnh cùng nhân vật độc đáo và mới lạ, “Kẻ móc túi” xứng đáng là một trong 3 truyện ngắn trinh thám hay nhất làm nên tên tuổi Nakamura Fuminori.

Nakamura là một cái tên trẻ trong dòng truyện ngắn trinh thám hơi hướm tự sự đầy bí ẩn, chính bởi vậy, những tác phẩm của anh luôn khiến người đọc như bị cuốn vào một câu chuyện dài với sự tò mò, hồi hộp. Gia tài tác phẩm của Nakamura không quá nhiều, nhưng cũng đủ để tác giả trẻ này gặt hái được không ít giải thưởng danh giá. 3 truyện ngắn trinh thám nổi bật nhất của anh có lẽ sẽ phải kể đến: “Ngăn kéo trên cùng”, “Đứa trẻ trong lòng đất” và đương nhiên, “Kẻ móc túi”. Khi nói đến các tác giả Nhật Bản, điều đầu tiên có thể nhận thấy chính là văn phong có phần chậm rãi, từ từ lật mở từng nút thắt của câu chuyện. Và “Kẻ móc túi” cũng không ngoại lệ. Thuộc dòng truyện ngắn trinh thám, “đứa con” của Namamura lại được lồng ghép thêm nhiều diễn biến tâm lý độc đáo, những suy tư ngổn ngang của những kẻ đang quay cuồng trong sự hỗn độn của cuộc đời cùng với những triết lý “phũ phàng” mà thực tế của cuộc đời.

3 truyện ngắn trinh thám

Review ‘Kẻ móc túi’ – một trong 3 truyện ngắn trinh thám hay nhất của Nakamura Fuminori.

Có rất nhiều điều cần bàn về “Kẻ móc túi” – cái tên vinh dự được nhận giải thưởng Oe Kenzaburo về dòng truyện ngắn. Trước hết, về bối cảnh và nội dung, ngay từ khi mở đầu câu chuyện, tác giả đã đặt người đọc vào bối cảnh ngột ngạt trong xã hội Nhật, khi con người vật lộn với vòng chảy của cuộc sống và nỗi lo cơm áo gạo tiền. Đó cũng chính là bối cảnh xuyên suốt cả câu chuyện. Chưa bao giờ, xã hội Nhật Bản lại hiện lên đầy chật thực và trần trụi đến vậy. Và cũng vì thế, nhân vật chính Nishimura và cuộc đời của hắn ta cũng được tái hiện ăn nhập với cái bối cảnh ấy một cách vừa vặn. Và có lẽ ngay từ tên truyện – “Kẻ móc túi” cũng đã phần nào hé lộ cho độc giả ít nhiều về hắn – một kẻ móc túi nhà nghề với khả năng đặc biệt là móc túi bằng cả hai tay và kinh nghiệm đầy mình.

 

Câu chuyện bắt đầu bằng một “phi vụ” của Nishimura. Vẫn trong màu truyện ảm đạm cùng dòng văn chậm chạp, Nishumura dẫn dắt độc giả vào câu chuyện của chính mình. Một kẻ móc túi không có người thân, cô đơn và lạc lõng giữa một Nhật Bản tấp nập và đông đúc. Một kẻ móc túi – cái nghề chẳng được coi là một nghề – bị khinh miệt, coi thường và ẩn nấp đầy những hiểm nguy. Một kẻ móc túi – chẳng tương lai, hiện tại vô định và quá khứ thì chắc chắn đầy những vết cắt. Hắn ta hiện lên, khiến cho độc giả băn khoăn vô cùng: về con người thực sự của hắn, về quá khứ của hắn, về cái lí do hắn trở thành kẻ móc túi. Và dần, tác giả từng chút một mở ra những lá bài về hắn.

Hắn là một tên trộm với những vết thương sâu sắc từ quá khứ. Ẩn khuất sau cái vẻ bất cần của hắn, đâu đó lại là những hoang mang, lo sợ với chính mình. Ẩn khuất sau sự tự tin, cái đầu thông minh trong những “phi vụ” thành công và sự khôn khéo của hắn, lại là cái bế tắc đến nghẹt thở. Chẳng phải một tên trộm chỉ có suy nghĩ “hôm nay trộm của ai” “ngày mai như thế nào”, hắn khắc họa nỗi đau của chính mình qua từng đoạn hoài niệm quá khứ, đó là cô gái Saeko mà hắn ta từng yêu, là những ngã rẽ lôi kéo hắn vào con đường mà hắn đang đi hiện tại. Nuối tiếc, nhưng không thể quay đầu, đó chính là điều làm nên hắn của ngày hôm nay. Dường như con đường ấy không còn có thể quay trở về, và cho dù hắn muốn dừng lại, nhưng vẫn phải bước tiếp.

Mạch truyện tiếp tục với những diễn biến tự nhiên như chúng vốn phải như thế, khi hắn gặp hai mẹ con cô gái điếm. Đứa trẻ được xây dựng như thể đó chính là hắn ta ngày nhỏ – lớn lên trong thiếu thốn, trong sự đói nghèo, dơ bẩn và trong sự thương hại của xã hội. Chính vì vậy, ở hắn bỗng dấy lên sự đồng cảm khó gọi tên đối với hai mẹ con. Những quan tâm mà hắn dành cho đứa trẻ cũng chính là một phần trong con người hắn. Hắn không xấu, hắn không phải kẻ ác. Nhưng chính xã hội mà hắn đang sống buộc hắn phải làm điều trái với lẽ thường.

Thế rồi, mạch truyện trở nên cao trào khi hắn lọt vào tầm ngắm của yakuza. Ba phi vụ được đặt ra mà hắn bắt buộc phải hoàn thành – hoặc mẹ con đứa trẻ sẽ phải chết. Chính chi tiết này đã tạo ra điểm sáng rỡ trong con người hắn – hắn có thể bỏ trốn, mặc cho hai người vốn chẳng có can hệ gì với hắn chết – nhưng hắn lựa chọn cứu lấy họ – sẵn sàng dấn thân vào nguy hiểm để giúp người – điều mà đáng buồn rằng hiếm ai trong xã hội bây giờ có thể làm – vậy mà một kẻ móc túi – kẻ với “công việc” tầm thường như hắn lại có thể.

Mọi thứ càng trở nên gay cấn hơn trở về sau, khi hắn lần lượt thực hiện những phi vụ của mình. Hồi hộp, nghẹt thở, bồn chồn rồi lại nhẹ nhõm có lẽ chính xác là những cảm xúc của người đọc khi đi theo hành trình của hắn. Với lối viết tự sự, những suy nghĩ của Nishumura càng trở nên chân thực hơn, lột tả hết mọi quá trình hắn thực hiện từng phi vụ của mình.

Cái kết của “Kẻ móc túi” khiến cho người đọc có phần ám ảnh, nhưng cũng hết sức hợp lý. Sự đối lập trong cái náo nhiệt thường ngày của Nhật Bản với cái lạnh lẽo, cô quạnh của Nishumura khi hắn ta nằm trong góc tối của con phố, thoi thóp giành giật sự sống chính là bức tranh hoàn hảo mà đầy khắc nghiệt về cuộc sống. Cũng chính lúc này, bản chất của hắn cũng lại một lần nữa được lẩy tẩy. Hắn đã từng muốn chết, khi hắn nghĩ về quá khứ, về Saeko, về những người bạn. Thế nhưng, khi cận kề cái chết, hắn lại khao khát được sống, niềm khao khát ấy chưa bao giờ mãnh liệt đến vậy. Hắn nhận ra cuộc sống không còn vô nghĩa nữa, khi hắn có mục tiêu để làm, khi hắn nghĩ đến đứa trẻ. Hắn đã trao lại món quà cho đứa trẻ, nhắn nhủ đứa trẻ ‘Sống đừng như hắn’. Có lẽ đó chính là điều khiến hắn thấy hắn sống có ý nghĩa. Một hạt mầm nhỏ nhoi đã reo xuống không chỉ cho đứa trẻ mà cho cả hắn, về hi vọng và niềm tin vào cuộc sống. Hình ảnh đồng tiền dính máu phản chiếu ánh sáng bỗng trở nên thật lung linh và huyền ảo, nó khiến ta suy nghĩ thật nhiều về ý nghĩa ẩn sau, về con người và cả về xã hội – một hình ảnh đầy chân thực mà vẫn có nét lãng mạn mà ta hiếm khi nào bắt gặp được trong một câu chuyện trinh thám.

Nếu nói về tuyến nhân vật, có lẽ nổi bật nhất ngoài nhân vật chính phải là “ông trùm yakuza”. Có một sự lãnh lẽo chạy dọc sống lưng khi lão xuất hiện. Một kẻ nắm thóp, một “đấng tối cao” trong cái xã hội đen tối. Lão chính là người đẩy mọi thứ lên cao, cũng là người đẩy mọi thứ xuống vực sâu không đáy. Nhưng cũng chính lão là người phô bày mọi sự thật một cách rõ ràng nhất.

Chỉ vỏn vẹn trong hơn 150 trang, nhưng “Kẻ móc túi” đã thành công đưa tới một Nhật Bản hiện đại, giàu có nhưng cũng đầy góc khuất đau thương. Một câu chuyện cuộc đời được thể hiện chỉ trong chừng ấy trang truyện, tưởng chừng không thể nhưng Nakamura đã làm được. Cho dù tính trinh thám của truyện không quá rõ ràng khi mạch truyện lựa chọn đi theo lời kể của một “kẻ phạm tội”, nhưng dẫu sau, “Kẻ móc túi” cũng là một trong 3 truyện ngắn trinh thám xứng đáng nhận được lời khen nhất trong nền văn học Nhật Bản hiện đại.

=>> Đọc 3 truyện ngắn trinh thám, truyện ngắn trinh thám hay nhất, truyện ngắn trinh thám kinh dị tại: http://sachvanhoc.vn/

Comments

comments


Like it? Share with your friends!

0