Review Bắt trẻ đồng xanh của J.D.Salinger và những giá trị đạo đức


Bắt trẻ đồng xanh”  là câu chuyện về sự nổi loạn của tuổi trẻ, những khát khao thầm kín và cả cảm giác mất phương hướng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên. Hơn thế, đó là cái nhìn trong veo vừa hồn nhiên vừa chân thực trước những thói đạo đức giả trong xã hội.

Xuất bản năm 1951, “Bắt trẻ đồng xanh” của J.D Salinger đã gây tiếng vang lớn (nói đúng hơn là tranh cãi), một thời gian cuốn sách đã bị kiểm duyệt cắt bỏ nhất trong hệ thống các trường trung học và thư viện của Hoa Kỳ. Nhưng sức hút và giá trị nhân văn, giáo dục của nó đã được đánh giá cao và đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học và được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Câu chuyện chỉ kể về Holden Caufield, 17 tuổi với những lần cậu ta bị đuổi khỏi trường với lý do không có gì mới hơn chuyện trượt môn hay bị kêu ca là lười học. Suốt hơn 300 trang sách cậu ta chỉ nói về mấy ngày sau đó, không có gì hơn nhưng vẫn khiến người đọc say mê tới mức cứ đọc hoài đọc mãi xem cậu ta đi đâu, nói gì, làm gì tiếp theo.
Ở cái tuổi 17 vừa bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời, đáng ra phải phơi phới yêu đời và tràn đầy sức sống thì cậu ta đã nhìn mọi thứ bằng con mắt hết sức tiêu cực. Cậu chừng như ghét tất thảy. Một thằng quanh năm suốt tháng bị đuổi học, rít thuốc như ống bễ, làm loạn lên và bị đấm vỡ mũi chỉ vì một con nhỏ mà nó từng nắm tay không biết chán, thì có gì đáng kể chứ?

Review bắt trẻ đồng xanh

 

Và đương nhiên cứ cái lối ấy, cậu ta ghét trường học. Với cái đầu chứa đầy sự thù ghét mà đã hình thành từ rất lâu đó, ai cũng tự hỏi, tại sao cậu có thể chịu đựng được suốt bao năm qua
Sống trong sự giằng xé thù ghét hết tất cả mọi thứ xung quanh, tâm hồn cậu đôi lúc mệt hỏi, dằn vặt. Trái ngược với vẻ bất cần đời như thường thấy, cậu hay khóc. Cậu đã khóc đến hàng trăm lần, bởi dù sao thì cậu cũng chỉ mới có mười bảy tuổi thôi, cái tuổi non nớt suy nghĩ chưa tới, cái tuổi nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh.

Ở cái tuổi ấy, những thằng khác chỉ việc học, uống rượu và tìm cách chơi gái là đủ hết ngày hết giờ rồi. Còn cậu lại muốn bỏ đi và mong muốn tột cùng là được đi. Phần lớn chúng ta ai cũng thích đi như vậy, thích một lần được nổi loạn, được sống thoải mái không bị gò bó với trường học và mớ quy định nguyên tắc. Và tất cả chúng ta, phần lớn đều không dám làm những điều đó. Thậm chí còn chả dám đến cả uống rượu.
Cuốn sách xoáy sâu vào thực trạng xã hội Mỹ lúc bấy giờ và lối sống của những thiếu niên Mỹ. Một xã hội mà ở đó sặc mùi đơn điệu, giả tạo và hoen ố. Đại phần những ông thầy cúi rạp người bắt tay “thắm thiết” với những phụ huynh nhà giàu và làm lơ trước những phụ huynh bần hàn. Một xã hội mà ai cũng tỏ ra bộ tịch và bạn muốn tồn tại trong xã hội ấy bạn cũng phải làm ra bộ tịch

Sức ảnh hưởng của “Bắt trẻ đồng xanh” càng mạnh mẽ hơn khi 1960 một giáo viên đã bị sa thải sau đó được phục chức vì đã giới thiệu “Bắt trẻ đồng xanh” trên lớp. Một điều đáng nói hơn là khi bị bắt ngay sau vụ ám sát John Lennon (thủ lĩnh ban nhạc Bettle), Mark David Chapman đang mang theo người cuốn “Bắt trẻ đồng xanh” và hắn ta cũng luôn nhắc tới tác phẩm này trong quá trình hỏi cung của cảnh sát. John Hindley người ám sát bất thành tổng thống Ronald Reagan năm 1981 cũng được ghi nhận là bị ám ảnh bởi cuốn sách này.
Nhưng vượt lên trên sự bất nhã trong lời kể tục tĩu và có phần nổi loạn, thì tất thảy tác giả đề cao lối sống tự do, độc lập bản lĩnh, đừng a dua theo đám đông mà hãy thừa nhận thực tại, sống là chính mình – chân thành, bản lĩnh và đầy yêu thương.

=>> Đọc thêm Người đua diều, Chiến binh cầu vồng….. tại sachvanhoc.vn

Comments

comments